Sunday, 3 June 2012

Quang Dung, Phuong Thanh ca tinh trong Bai hat yeu thich

Ngay từ khi xuất hiện trên bảng đề cử, Đố ai (nhạc Phạm Duy) của Quang Dũng luôn nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn và ủng hộ lớn từ khán giả. Dù đã có nhiều tên tuổi ca sĩ thể hiện thành công, nhưng với giọng hát trầm ấm, khỏe, đầy nội lực, Quang Dũng làm mới Đố ai bằng lối hát rất đặc biệt, cuốn hút. Sau những scandal ồn ào, nữ hoàng gợi cảm của Kbiz lại thay đổi hình ảnh của mình với bộ sách ảnh độc đáo Con đường phủ định là con đường điên rồ. Con đường phỉ báng là vô nghĩa. Con đường phẫn nộ – tăm tối. Con đường răn đe và cưỡng bức – cong queo.



Phương Thanh với Lời chưa nói ...


...và Quang Dũng làm mới Đố ai

Sau thời gian mải mê với Bước nhảy hoàn vũ, tuần này, Phương Thanh trở lại âm nhạc cùng Lời chưa nói (sáng tác của Trịnh Thăng Bình). Lời chưa nói sẽ khắc họa một Phương Thanh quen thuộc với giọng khàn đặc trưng chất chứa sự nồng đượm và chân thật đến say lòng.

"Nổi loạn" trong liveshow tối nay sẽ là Thái Thùy Linh với ca khúc viết theo dòng nhạc cánh mạng mang tên Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân. Cô ca sĩ có cá tính mạnh này hứa hẹn sẽ hâm nóng bầu không khí âm nhạc, bởi ngay từ khi còn nằm trên bảng đề cử, Hò kéo pháo được hát theo phong cách rock đã trở thành tiết mục được nhiều khán giả đón đợi.


Thái Thùy Linh cá tính với Hò kéo pháo phong cách rock

Với các khán giả tuổi teen, Bảo Thy là cái tên được chờ đợi cùng bản hit đang đình đám Một chút quên anh thôi (sáng tác của Tiên Cookie). Khi tham gia đề cử Bài hát yêu thích, ca khúc này tiếp tục nhận được lượt nghe rất cao.

Closer: The Story of Hyori and Soon Shim là cuốn sách miêu tả về những sinh hoạt thường ngày của Lee Hyori và chú chó cưng tên Soon Shim.

Chú chó đáng yêu luôn biết cách làm vui lòng chủ bằng những hành động thông minh

Những lúc có thời gian rảnh rỗi, Lee thường xuyên chơi với cún cưng

Gia đình cô con nó như người thân ruột thịt

Lúc ăn, khi ngủ đều không rời nửa bước

Trong cuốn sách này, Lee còn chia sẻ quá trình vươn lên từ một cô con gái nhà nghèo tới sao nổi tiếng

Lee cũng tiết lộ lý do mình thích ăn chay và làm từ thiện, bảo vệ động vật

Nữ ca sỹ xinh đẹp khiến người ta không khỏi ngưỡng mộ và thán phục

Lee mặt mộc đời thường trông thật trẻ trung

Cô là 1 trong các nghệ sỹ Hàn Quốc tích cực hoạt động xã hội

Tất cả nguồn thu của cuốn sách này đều sẽ được quyên góp cho quỹ bảo vệ động vật Kara của Hàn Quốc



Thánh Sophia. Tranh Nicholas Roerich

Bằng những con đường ấy không xây được thành đô. Nhân loại không thăng thượng được. Nhưng kỷ nguyên sáng tạo bền vững đang đến dần. Đã đến lúc phải gạt bỏ tất cả những gì ngẫu nhiên. Vạch những đường ranh giữa cái nhất thời lươn lẹo và sức mạnh sáng tạo.

Sáng tạo tri thức. Tri thức về tinh thần. Tri thức về sự sống. Chỉ có tâm thức yên tĩnh mới sáng tạo. Chỉ có cái đẹp mới gia cố.

Hiểu biết và nhớ. Và hun đúc năng lực. Và cảm nhận.

"Cái đẹp phải thẩm thấu nhân quần. Nghệ thuật không phải để cho một ít người: nó phải là của toàn dân. Nhưng xin chớ lừa bịp nhân dân. Chớ cố ý chế tạo cho nhân dân những đồ rởm ô nhục. Hãy đem đến cho nhân dân nghệ thuật đích thực. Trong những thành quả thuần khiết của nó."

Nicholas Roerich

Sự hiểu biết không được thiết lập chỉ bằng cái đã qua. Không phải bằng những phán xét của chúng ta về cái đã qua, mà bằng chính cái đã qua. Cái từng được biên niên sử khiêm tốn ghi nhận. Ta thường biết ơn không phải vì những phán xét, mà vì sự trình bày chân xác cái đã xảy ra (những sự việc).

Tất cả những phán xét đều quá nhất thời. Các bạn hãy nhớ lại, biết bao lần trong một thế kỷ những phán xét của nhân loại đã thay đổi. Hậu bối mỉm cười nhìn lại những kết luận được xem là bất biến xưa kia, nhưng nay đã trở thành kỳ lạ và không thể chấp nhận đối với họ. Hãy so sánh những bộ lịch sử nghệ thuật được viết trong những thời đại khác nhau. Hãy so sánh những tác phẩm của cùng một người, nếu chúng chỉ cách nhau vài thập kỷ. Những thí dụ như thế hằng hà sa số. Những thí dụ được dẫn ra tuyệt không để chê trách, bởi lẽ chúng chỉ xác nhận một chân lý muôn thuở về con đường thăng thượng phức tạp vô cùng của nhân loại.

Thế nhưng chúng ta thường cảm thấy biết ơn nhường nào về từng thông tin chân xác về cái đã xảy ra. Những thông tin như thế là những trợ thủ đắc lực của sự thông tỏ xán lạn – cái đẹp thiêng liêng.

Ta sẽ không nói về tính tương đối của những kiến thức ngày nay của loài người. Về điều này cần phải nói riêng. Phải đưa ra những dẫn chứng đáng kinh ngạc từ nhiều lĩnh vực đa dạng của kiến thức. Hãy nhớ đến việc chúng ta hiểu biết ít thế nào. Và, cần phải nghĩ, mãnh liệt thế nào khát vọng hiểu biết về tất cả và qua mỗi sự hiểu biết nâng mình lên cao dù chỉ chút ít. Để rồi lại một lần nữa ngó xuống vực thẳm của những gì chưa biết. Ngay cả những kẻ ngu tối nhất, may sao, trong sự tự cao tự đại vô độ đôi khi vẫn ý thức được sự không tỏ tường của mình, con đường tăm tối của mình.

Chúng ta hiểu biết ít đến nỗi thậm chí nhiễm thói thường bàn luận lâu với nhau về cái mà ta hoàn toàn không hay. Đặc biệt thời nay chúng ta hay nói về những thứ mà chúng ta tuyệt không thông tỏ. Ngay những con người nghiêm túc, chịu khó suy nghĩ cũng hay đàm thoại, hay tranh luận với nhau về cái mà họ tưởng là có nhưng thực ra tuyệt không có trong đời. Tất nhiên, sự thiếu tri thức trước sau vẫn thế. Không nhiều hơn không ít hơn. Nhưng hiện giờ nó đã áp sát chúng ta. Cảm nhận về nó đã khác. Giờ đây, khi loài người bị chia rẽ một cách đặc thù, thì tri thức sơ khởi lại chỉ dẫn. Và thống ngự. Và dạy ta nhận biết cái sẽ đến. Hãy học nhận biết, hỡi những con người!

Nhưng giữa những điều tương đối vẫn có những khái niệm mà có thể khẳng định là bất di bất dịch. Giữa những khái niệm bất di bất dịch chúng ta biết rằng sự thông hiểu cái đẹp có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chúng ta biết rằng không một cái gì có thể nâng cao, có thể thanh tẩy nhân loại như là cái đẹp. Những lời xưa cũ ấy cần phải nhắc đi nhắc lại. Cần phải gào lên. Còn nhiều lắm những kẻ điếc đặc và cuồng điên. Cần phải khẳng định rằng nghệ thuật gia cố Tinh Thần.

Cần phải không bao giờ quên rằng trong công việc giáo dục nhân dân cái đẹp luôn luôn sẽ là một động lực mãnh liệt nhất, thuyết phục nhất. Giáo dục nhân dân! Giờ đây chúng ta lại phải nghĩ về điều này, khi mà tất cả những gì là văn hóa đang vấp phải những trở ngại nhiều khi không thể khắc phục. Khi mà nhân loại một lần nữa phải chiến thắng tất cả những gì tăm tối để một lần nữa lại vươn lên chiếm lĩnh bậc thang mới. Cho đến ngày đã được tiên báo, khi mà cừu sẽ nằm bên cạnh sư tử. Khốn khổ thay những kẻ khởi đầu cuộc tàn sát! Và cuối cùng nếu khi nào đó loài người sẽ bước vào thế giới "Một Chúa thống nhất trong tất cả mọi người" thì cả ở đó chính cái đẹp – lửa của trái tim – cũng sẽ đặt cơ sở tốt đẹp nhất và vững mạnh nhất.

Giáo dục nhân dân! Cái đẹp phải thẩm thấu nhân quần. Nghệ thuật không phải để cho một ít người: nó phải là của toàn dân. Nhưng xin chớ lừa bịp nhân dân. Chớ cố ý chế tạo cho nhân dân những đồ rởm ô nhục. Hãy đem đến cho nhân dân nghệ thuật đích thực. Trong những thành quả thuần khiết của nó. Nhưng các vị lại e ngại rằng nhân dân sẽ không hiểu được nghệ thuật đích thực. Các vị nghi rằng chính những biểu hiện ưu tú nhất của nghệ thuật sẽ hóa ra xa lạ và bất cập với nhân dân. Nhưng chúng ta biết rằng các nhà tiên tri không bao giờ xuyên tạc giáo thuyết của mình vì dân. Họ thuyết giáo như cần phải thuyết giáo. Và ai đạt cấp độ thanh sạch nhất định, người ấy sẽ đến, sẽ hiểu. Người ấy sẽ được lây lan niềm tin. Người ấy sẽ cải giáo sớm hơn những người khác. Và tiếp theo họ những người gần gũi với họ hơn cả cũng cải giáo. Các nhà tiên tri không uốn mình trước công chúng, không sợ nói ra những lời chính thực. Cũng thế, trong sự quảng bá nghệ thuật xin đừng sợ hãi cái đích thực, cái chân chính.

Có phải không nhỉ, một ai đó đã thấy nực cười. Có thể nhạo báng, có thể nháy mắt nheo mày, có thể ôm bụng cười diễu. Thật là cơ hội tốt để nói xấu hay xì xào đặt điều ác độc. Tất nhiên – sau lưng. Tất nhiên – thậm thụt. Song những trò xuẩn ngốc ấy không cản đường được nghệ thuật. Niềm tin của những người yêu nghệ thuật sẽ không giảm sút, còn kẻ nheo mày nháy mắt thì vẫn sẽ mãi mãi sẽ như hắn đã lộ nguyên hình.

Đả đảo những lời xì xào ác ý! Đả đảo những trò thậm thụt, hấm hích ngu ngốc! Bên cạnh nghệ thuật không có chỗ cho những ngôn từ tăm tối, không có chỗ cho sự vu khống. Từ vựng của cái ác đã phát hết rồi, nhưng không phải vì thế mà từ vựng của cái thiện cạn kiệt. Lẽ nào chúng ta lại ngượng ngùng sử dụng nó?

Golgotha (1) của nghệ thuật là không thể tránh khỏi. Nó từng có và sẽ có. Những con đường của nghệ thuật được mở bằng kỳ công. Và nhiều kỳ công lắm trong cuộc sống bao quanh ta. Hãy biết nhận ra chúng.

Không phải những người hành xác, không chỉ những người tử vì đạo, mà những người dày công vì đạo mang đến sự sống. Và phúc thay, sự dày công ấy vẫn hiện hữu. Cả với lớp trẻ, lớp bước lên đường khái niệm dày công, kỳ công cũng sáng láng như tất cả những gì có sức hấp dẫn chính thực.

Những kỳ công của cuộc sống sẽ được xác nhận bằng biên sử cái đã qua – không phải bằng những phán xét ngẫu nhiên. Lao động, sáng tạo, những dấu khắc trên đá của cuộc sống viết nên những văn tự không thể hủy hoại. Từ những dấu khắc ấy tương lai sẽ đặt nền móng cho cái trường cửu nhất. Trong bọt sáng đang lao tới ai bắt được ngọn sóng cao nhất? Nhưng đường thủy mà chúng cấu tạo là chắc chắn. Và một dòng thác réo sôi mạnh mẽ nhất cũng có cấu tạo.

Chúng ta biết, những nghệ sĩ ưu tú nhất, không trừ một ai, đều nhìn xa trông rộng và luôn luôn bình tĩnh. Bởi vì những tia lửa của nghệ thuật luôn luôn bất ngờ. Và những khúc xạ của chúng không thể biết trước.

Sự "tự phê" hủy diệt là trợ thủ tồi. Lăng mạ và phá phách dễ hơn vô độ, nhưng dẫu sao chỉ con mắt thiện lương mới có thể dựng xây. Con mắt chú mục cái bản chất. Chú mục cái lương hảo.

Xin các bạn suy ngẫm một chút: vì sao đám đông có thể hàng tiếng đần độn và say mê xem ngó con ngựa hấp hối, hay máu chảy từ những vết thương, nhưng không thể dù chỉ mười lăm phút ngắm nghía bầu trời sao thần diệu hay ráng đỏ hoàng hôn? Đám đông còn chưa biết làm điều đó. Con mắt thiện lương nơi họ chưa mở ra. Hoặc nói đúng hơn, nó tạm thời đang bị che mờ.

Xin suy nghĩ một chút. Vị tông đồ duy tâm còn có thể, mặc dù vô vộng, kêu gọi: "Hỡi các con, hãy thương yêu nhau". Người xả thân vì đạo thời nay chỉ có thể vô vọng van xin: "Đừng hãm hại nhau". Sự phát triển của nhân loại là thế đấy.

Loài người đã trở nên lười nhác đến nỗi, đã bị những con mắt ác độc, lòng hận thù và cả nghi chia rẽ đến nỗi sự đầu cơ tất cả đã chiếm lĩnh toàn bộ cuộc sống, nhưng con đường ấy chỉ đưa đến hận nguyền và tuyệt vọng. Chỉ có một con đường kết đoàn – con đường của con mắt thiện lương. Bằng những dụ dỗ và kêu gọi mạnh mẽ nhất chúng ta phải vời con mắt thiện lương, con mắt xây dựng. Con mắt không cưỡng bức. Con mắt tìm thấy chỗ cho mình trong cuộc sống phong phú vô tận của hành tinh.

Và phải tập hợp toàn bộ sức mạnh của cái thiện, toàn bộ sức mạnh của Thiên Ân, khi mà nối bước hận thù sự hoang dại trở lại đã đến sát loài người. Bởi lẽ sự hoang hóa ấy đến một cách khó thấy, bí mật trong đêm, trong vầng sáng của lửa, trong ánh sáng lòe của kim loại. Xin các bạn ngẫm nghĩ: sự hoang hóa. Chẳng mấy chốc loài người sẽ rùng mình nhận ra nó đã quen nghĩ và nói bình thản thế nào về sự giết chóc, về bạo lực và cướp bóc. Nếu những quốc gia vĩ đại từng bị xóa sạch không dấu vết, nếu những thành trì kiên cố "bất khả xâm hại" của nhiều thành đô từng bị toang hoác và biến thành tro bụi, thì nền văn hóa của chúng ta liệu có được che chắn khỏi sự phong hóa và tan rã?

Những con người đã ngu dại, đã hoang dại mê mụ bước đi. Con người hoang dại tất nhiên không phải là kẻ đã kiếm cho mình cái đuôi và mọc đầy lông lá. Con người hoang dại thường ăn bận bảnh bao nhất. Phát ra rặt những từ ngoại và từ lạ. Nghĩ mình tốt hơn mọi người, thông minh hơn và hiểu biết hơn mọi người. Con người hoang dại mang vào cuộc sống biết bao tai vạ. Gieo rắc biết bao điều ác bằng sự tự cao tự đại của mình.

Tất cả những gì chính thực đều đòi hỏi lao động không biết mệt mỏi. Tất cả những người sáng tạo đều lấp đầy thời gian trống của mình bằng những luyện tập. Hấp thụ một nền văn hóa tốt đẹp hơn, vươn lên một bậc cao hơn chỉ có thể bằng những luyện tập bức thiết, bằng lao động không ngừng, trong lao động bừng lên những tia sáng tri ngộ. Bừng lên trong tĩnh lặng, một cách bột phát đối với chúng ta. Sự thăng thượng thật khó, sự hoang dã đi một cách khó thấy thì dễ dàng vô cùng. Rồi chỉ còn lại cái vỏ ngoài của con người.

Với những tham vọng của cái vỏ trống rỗng ấy ta có thể nói lại những lời của người Ấn Độ trong một hội nghị, khi mà người ta cố chứng minh cho họ sự ưu việt của đạo Kitô. Họ đã nói: "Tôn giáo của các vị thì hay lắm, nhưng chúng tôi đã biết tỏng các vị; các vị, những kẻ nói về tôn giáo, không chút tương thích với nó". Thật là khủng khiếp sự không tương thích giữa cái vỏ ngoài của con người thời nay với văn hóa thực sự của nó. Chúng ta biết xích mích và phá hoại dễ dàng thế nào.

Vậy hãy thử bằng những việc làm hằng ngày của mình không gia tốc sự cáo chung của nền văn hóa chúng ta. Nếu mà các bạn biết được! Nếu mà các bạn có thể thấy được, thực trạng của văn hóa tồi tệ thế nào. Cái có thể cứu giúp cho văn hóa chân chính trước tiên là nghệ thuật. Không phải khuynh hướng này khuynh hướng kia, không phải những lời dạy bảo, mà cái đẹp có sức tác động, cái đẹp rạng rỡ trong muôn vạn hiểu hiện của nó.

Ta hãy nhớ đến một thực tại là ngay cuộc sống của những phần tử tinh hoa nhất, thậm chí rất có học đi nữa, vẫn ít nhuần thấm đến đâu yếu tố nghệ thuật. Điều này là không thể phủ nhận. Còn thì biết bao con người thường thường bậc trung sống mà không cần đến bất kỳ hiện tượng nào của nghệ thuật chân chính.

Đây không phải sự dọa dẫm, không phải những lời gây sợ cố ý, mà đơn thuần chỉ là một loan báo chính xác từ đời sống. Và nếu với những người nông dân ảnh hưởng của nghệ thuật một phần được bổ sung một cách vô thức bằng thiên nhiên nguyên sơ, thì giai cấp công nhân và trung lưu đô thị, bị đè bẹp bởi những ước lệ của những rừng đá đô thị, đặc biệt thiệt thòi do sự thiếu vắng hoàng toàn những tác động của nghệ thuật chân chính. Từ đó mà ra cả cái ngôn ngữ lố bịch, cả những "ca dao" (chastushki) ghê tởm… Từ đó mà ra cả sự xu uế nhơ bẩn của đời sống mà không gì có thể che đậy, không gì có thể tô điểm.

Loài người cần phải nâng niu gìn giữ biết nhường nào những bậc thăng thượng tươi sáng và thơm ngát của Tinh Thần. Để giữ được những của báu ấy cần phải tận dụng mọi sức lực, mọi năng lực của mình, cần biết khiêm tốn và tin cậy khai thác từ vựng của cái thiện.

Ở quá nhiều người cái từ vựng ấy bám đầy bụi và bị nhét xuống dưới bàn, mà trên đó người ta buộc phải nghĩ chỉ về miếng bánh mỳ, chỉ về cái ăn cho ngày mai. Thật đáng sợ! Miếng ăn, cái ăn và sự bất khả suy nghĩ về những động lực chân chính của cuộc sống. Từ vựng của cái ác đã dìm tư tưởng con người xuống vùng bụng, xuống sự kiếm ăn thú vật. Như là cuộc trả thù của quỷ dữ cho sự thách thức những thế lực tăm tối.

Cuộc trả thù hiểm độc sao chính vào lúc, khi mà tất cả mọi người đều sống như những kẻ mang nghi án! Khi cuộc sống trở thành cái đáng nguyền, thành nhà tù với những cuộc khám xét, với sự biện minh cho những tờ chứng chỉ lố bịch! Khi sự đa nghi của cái ác trở nên tinh vi quá xá! Khi mà dưới khối nặng của những lo toan và những suy nghĩ vô năng suất tinh thần con người đã câm lặng.

Cuộc trả thù cho sự thách thức những thế lực tăm tối, mà để chống lại chúng người ta đã không tìm ra được những bùa phép.

Suy ngẫm về nghệ thuật ư? Mơ ước về cái đẹp ư?! – Trong khi cần phải xây dựng cuộc sống mới, dẫu đơn sơ nhất. Trong khi cần phải củng cố những khái niệm về quốc gia, cần phải dương cao bản thân khái niệm Tổ Quốc, cần phải nhớ lại về phẩm giá con người, về những lời không thể bỏ, về danh dự và đức hạnh. Song thực tình mà nói, tất cả những khái niệm đơn giản ấy đang đứng sừng sững như những nhiệm vụ mới trước một bộ phận rất đáng kể của nhân loại.

Quả thật, chúng ta sẽ suy nghĩ ư về khái niệm cao cả – quốc gia, sẽ tư duy ư về khái niệm thiêng liêng – Tổ Quốc, nơi đâu dẫu mới chỉ bắt đầu đặt nền cho một văn hóa đích thực, ở đấy trước hết nghệ thuật phải làm cái việc của mình. Nghệ thuật trong mọi biểu hiện của nó. Bởi vì không có nghệ thuật thì sẽ không có văn hóa. Không có nghệ thuật tri thức sẽ chết cứng. Không có nghệ thuật tôn giáo trở nên bất cập. Không có nghệ thuật thì không có nhà nước. Không có nghệ thuật thì khái niệm Tổ Quốc trở nên xa vời.

Nghệ thuật là một khâu của hoàn vũ, bên ngoài biên giới của các quốc gia và dân tộc. Loài người, mà sứ mệnh là thăng thượng, cần phải tự thanh tẩy bằng lửa thiêng của nghệ thuật.

Có thể các vị đã nổi cáu? Nghệ thuật sao lại dính dáng vào đây? Vào những khái niệm nền tảng như thế. Có thể các vị tình nghi kẻ hành nghề thiên vị. Nhưng đây không phải là sự cường điệu. Không phải sự thiên vị – đây chỉ là một quan sát đơn giản đối với cuộc sống. Đó là kinh nghiệm thô sơ của trang đầu tiên của lịch sử loài người về ngọn lửa thiêng của nghệ thuật.

Bạn sẽ nói với tôi: "Sao ông cứ nhắc đi nhắc lại những điều ai ai cũng biết về ý nghĩa nghệ thuật? Chúng tôi đủ tỏ tường." Tôi sẽ trả lời bạn: "Người bạn của tôi ơi, thật là phúc cho bạn thông tỏ những điều đó. Tôi nói không cho bạn mà cho những người chưa biết. Mà tôi biết những người ấy đông đảo làm sao. Vả lại, ngay cả bạn, con người thông tỏ, hãy cho thấy nghệ thuật chân chính một cách thiết thực đã đi vào đời sống hàng ngày của bạn đến đâu.

Nhiều người nói họ hiểu biết, nhưng sự hiểu biết ấy mâu thuẫn với họ. Cần phải không chỉ hiểu biết, mà còn hành động. Đức tin không có hành động là thứ chết cứng. Bao nhiêu thế hệ nữa sẽ còn phải nhắc đi nhắc lại những lời giản dị ấy. Còn chúng tôi thì cứ phải cầu xin không biết mệt mỏi: "Hỡi Chúa của chúng con, mong Người cho các dân tộc một lần nữa sống đến ngày hấp thụ được nghệ thuật". Đấy, chính cái đó giờ đây chúng tôi phải nguyện cầu, trong những ngày tháng của sự tàn phá và đau thương.

*

* *

Hãy hỏi đi!

Tại sao lại cứ phải nhắc lại, khẳng định lại?

Xin trả lời: Cú đánh lần nữa đau hơn. Tiếng gọi lần nữa dễ nghe thấy hơn.

Cái gì đáng sợ nhất cho nhân loại?

Xin trả lời: Đáng sợ nhất là sự hoang dại trở lại với tất cả những hậu quả đen tối của nó.

Cái gì nằm trong cơ sở tất cả những gì là bản thể, là chưa hiển lộ?

Xin trả lời: Bên cạnh thế giới Thánh Thần Nghệ Thuật vĩ đại ngời sáng vang vọng hoan ca của nhận thức. Hoan ca của niềm vui anh minh.

Cái gì cần cho nhân loại?

Xin trả lời: Một nền nghệ thuật chân chính trong tất cả những biểu hiện của nó. Tiếp xúc với nghệ thuật, nhân loại tiếp xúc với những hạt mẩu của Cuộc Sáng Tạo vĩ đại.

Cái gì cần cho nghệ thuật?

Xin trả lời: Con mắt thiện lương. Con mắt dựng xây. Con mắt của sự vui sướng nhận ra tất cả những gì tốt đẹp. Con mắt quay ngoắt đối với tất cả những gì dị quái. Con mắt đưa loài người trở lại với sự an nhiên chân phúc. Con mắt biết tìm thấy giữa cơ man hiện tượng cái tốt đẹp và tách biệt cái giá trị ấy khỏi tất cả những gì vô giá trị và cản trở. Còn những cạnh khía của nghệ thuật thì, xin nhắc lại, không thể đếm hết.

Giờ đây cần phải mở những công trường mới của sự sống. Sự sống được cải thiện. Sự sống trong khung trang hoàng của cái đẹp, cái chân, văn hóa.

Hỡi những người sẽ xây dựng một cuộc sống bền vững, chính đáng! Những người muốn xây dựng cuộc sống một cách chắc chắn và sáng suốt, hãy luôn luôn nhớ đến những ánh soi rọi thiêng liêng của nghệ thuật.

Đây, sự hận nguyền và đây, sự sống. Hãy chọn sự sống.

Chú thích:

(1) Golgotha – "Núi sọ dừa" nơi Giêsu Kitô bị đóng đinh trên cây thập tự. Trong văn hóa Kitô giáo Golgotha cũng như cây Thập Tự từ ngàn xưa đã trở thành biểu tượng của sự tự hi sinh cao cả.


No comments:

Post a Comment

Related posts